Quảng trường Gwanghwamun giữa lòng thủ đô Hàn Quốc

Có thể nói Quảng trường Gwanghwamun – 광화문광장 là nơi đầu tiên tôi đến tham quan ngay sau ngày đầu đặt chân lên đất nước Hàn Quốc. Đó là một ngày mùa xuân rất đẹp, không khí trong lành, mát mẻ, ánh sáng dìu dịu, gió thôi miên man. Nhưng thời tiết chỉ là một phần trong cái cảm giác kỳ lạ trong tôi ngày hôm ấy. Tôi không rõ đó là cảm giác gì vì tôi không rõ mình đã ở đâu trong dòng chảy thời gian bởi tôi chưa từng tìm thấy một nơi nào có hội tụ nhiều sự đối lập như ở Quảng trường Gwanghwamun- 광화문광장.

Quảng trường Gwanghwamun giữa lòng thủ đô Hàn Quốc
Quảng trường Gwanghwamun giữa lòng thủ đô Hàn Quốc

Quảng trường Gwanghwamun – 광화문광장 nằm ngay phía trước cung điện Gyeongbok (Cung Cảnh Phúc) – một trong những cung điện chính trong 5 cung điện thuộc triều đại Josun nằm trong nội thành Seoul. Trấn thủ ngay phía trước cửa chính là bức tượng vua Sejong – vị vua nổi tiếng với đóng góp vĩ đại cho nước Đại Hàn Dân Quốc bằng việc tạo ra chữ Hàn như đươc phổ biến rộng rãi ngày nay. Nhưng đứng đầu quảng trường này lai là vị tướng nổi tiếng Lee Sung Shin với phát minh chiếc thuyền con rùa (거북이선) giúp đánh thắng quân Nhật.

Quảng trường Gwanghwamun giữa lòng thủ đô Hàn Quốc
Quảng trường Gwanghwamun giữa lòng thủ đô Hàn Quốc

Cửa chính cung điện – tượng vua Sejong – tượng tướng Lee Sung Shin được đặt trên cùng một trục đường thẳng hướng về cửa Namdaemun (남대문 – Nam Đại Môn). Cách sắp đặt này cho ta thấy sự cố thủ chắc chắn trong tư tưởng cai trị của chế độ quân chủ Hàn Quốc. Sự khác lạ đặc biệt tạo nên sức hấp dẫn và độc đáo của quảng trường này là những tòa nhà cao tầng với kiến trúc hiện đại được xây dọc hai bên trái-phải của quảng trường. Sự đối lập giữa cũ và mới, hiện đại và cổ kính cùng hiện diện trong một không gian khiến những ai đặt chân đến nơi đây tạm quên mất đi dòng chảy của thời gian và sự thay đổi của thế hệ.

Quảng trường Gwanghwamun
Quảng trường Gwanghwamun

Từ quảng trường này đi thẳng lên sẽ nhìn thấy dòng suối nhân tạo Cheonggye. Thực ra dòng suối này vốn chỉ là một đoạn ngắn bắt nguồn từ đại lộ Sejong đến khu Jongro 1-ga mà thôi và được dùng để làm nơi cho ngựa của binh lính hoặc quan lại vào yết triều dừng chân uống nước hoặc tạm nghỉ. Nhưng trước khi tiền tổng thống Lee Myung Park trở thành tổng thống, trên cương vị là thị trưởng Thành phố Seoul ông đã cho xây thêm đoạn suối còn lại kéo dài đến tận chợ Dongdaemun (동대문 – Đông Đại Môn). Dòng suối này được xem là thành tựu kiến tạo cảnh quan đô thị độc đáo nhất và đưa thị trưởng Lee lên chức tổng thống. Con suối này trở thành địa điểm tham quan nổi tiếng cho khách du lịch đến Hàn Quốc,và cũng là điểm vui chơi thưởng ngoạn cuối tuần của người dân Seoul. Đặc biệt các cặp đôi thanh niên nam nữ thường dẫn nhau đến đây ngồi trò chuyện, tâm tình, hóng mát trong mỗi dịp hẹn hò.

Có rất nhiều hoạt động thú vị tại con suối này. Bạn sẽ không thể nào tìm thấy ở nơi đâu vừa có suối, có cung điện, có tòa nhà và nhiều nhà hàng hay nhiều quán cà phê tập trung tại một nơi như thế này. Mặc dù đã đến đây và đi dọc con suối này nhiều lần nhưng mỗi khi căng thẳng hoặc phiền muộn, tôi luôn nghĩtới nơi này và chưa bao giờ tôi cảm thấy nhàm chán với nó. Quả thật, nơi đây là một địa điểm tôi chẳng thể nào quên. Tôi sẽ tiếp tục đến và đến nhiều lần nữa. Hy vọng rằng bạn cũng sẽ được ít nhất một lần đặt chân đến nơi đây.

Comments

comments