Lao động Việt Nam ở Hàn Quốc làm việc bất hợp pháp đã giảm.

Đến nay tỷ lệ lao động khi đã hết hợp đồng nhưng không về nước tại Hàn Quốc còn khoảng 26%; cư trú bất hợp pháp khoảng 34%,…..

Lao động Việt Nam ở Hàn Quốc làm việc bất hợp pháp đã giảm mạnh đáng kể.

Lao động Việt Nam tại Hàn Quốc

Những năm gần đây Hàn Quốc trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm, thu nhập cao và được nhiều người lao động Việt Nam lựa chọn để làm việc. Tuy nhiên song song với đó, Hàn Quốc cũng là thị trường xảy ra nhiều vấn đề “nhức nhối” khi có tình trạng người lao động hết hạn hợp đồng làm việc nhưng không quay trở về nước, cư trú bất hợp pháp.

Người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc ngày một tăng, đặc biệt là từ khi chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) bắt đầu được triển khai vào năm 2004 theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ việc làm và Lao động Hàn Quốc.

Bà Ngọc Lan, Phó giám đốc trung tâm Lao động nước ngoài ( Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho biết, đến nay chương trình EPS đã đưa được hơn 100.000 lượt người lao động sang Hàn Quốc làm việc.

>>>>Xem thêm bài viết: https://bloghanquoc.com/lich-thi-tieng-han-eps-danh-cho-nguoi-xkld-han-quoc-nam-2020-nganh-san-xuat-che-tao/

Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, người lao động được làm việc với thời gian hợp đồng tối đa là 4 năm 10 tháng sau đó có thể quay lại Hàn Quốc làm việc lần thứ 2.

Người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc chủ yếu trong các ngành sản xuất , chế tạo, xây dựn, nông nghiệp, công nghiệp,… được trả lương và được hưởng các chế độ phúc lợi bình đẳng như lao động bản địa, hàng tháng được thưởng mức lương cơ bản từ 1.600- 1.800 USD, chưa bao gồm làm thêm bên ngoài.

Mặc dù vậy, theo bà Lan cho biết thì tình trạng lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc có những giai đoạn tăng cao dẫn đến việc Hàn Quốc đã tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam, không tiếp tục kí tái ký Bản ghi nhớ vào năm 2012.

Do đó, để giải quyết tình trạng này, thời gian qua Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan đã triển khai nhiều giải pháp như thông tin truyền thông, vận động, đặc biệt là tạm dừng tuyển chọn ở những địa phương có tỉ lệ người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc cao.

Số lượng lao động Việt Nam bất hợp pháp tại Hàn Quốc

Gần đây nhất, Bộ đã phải tạm ngừng tuyển chọn lao động trong năm 2019 với 40 quận/huyện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 60 người trở lên trong số 100 quận/huyện thuộc diện xem xét tạm ngừng.

Cũng theo bà Lan, Bộ cũng hạn chế đăng ký dự thi tiếng Hàn đối với những người lao động có thân nhân đang cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc, lao động phải kí quỹ 100 triệu động trước khi xuất cảnh…

Từ đó, tỷ lệ lao động bất hợp pháp giảm mạnh. Cụ thể nếu vào giai đoạn năm 2012-2013, tỷ lệ lao động hết hạn hợp đông không về nước lên đến 57% thì đáng mừng là đến nay tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 25% và tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp còn giảm khoảng 32%.

Liên quan đến vấn đề này , ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cũng cho biết, để hạn chế tình trạng trên trong định hướng sửa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2020-2030 tới cũng sẽ tăng nặng hình phạt đối với người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc.

Bên cạnh đó, luật cũng sẽ có đủ chế tài để khởi kiện lao động và người bảo lãnh cho lao động bỏ trốn, bắt buộc lao động phải nộp phạt theo quy định của pháp luật.

Comments

comments