4 Loại bảo hiểm cơ bản cho người lao động ở Hàn Quốc

4 Loại bảo hiểm cơ bản cho người lao động ở Hàn Quốc

1.  Bo him hưu trí (국민연금)

Bảo hiểm lương hưu (hay trợ cấp lương hưu) là một trong những loại bảo hiểm thuộc chế độ bảo trợ xã hội với mục đích ổn định cuộc sống, tăng cường phúc lợi cho người dân thông qua việc chi trả những khoản trợ cấp như lương hưu cho người lao động khi cao tuổi, trợ cấp sinh hoạt cho những gia đình không còn người lao động chính do bị tử vong, những khoản trợ cấp khám chữa bệnh trong trường hợp người lao động mất khả năng lao động do tật bệnh hoặc tai nạn được tích lũy từ số tiền bảo hiểm cố định mà doanh nghiệp và nhà nước đã đóng.

Hip ước bo đm an sinh xã hi

Là hiệp ước được ký kết bởi những quốc gia tham gia thực hiện chế độ an sinh xã hội với mục đích tạo điều kiện cho công dân ở những nước này đóng bảo hiểm hưu trí tại một trong những nước có tham gia và được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm, được đãi ngộ ngang nhau, được bảo đảm chuyển lại tiền lương về quê nhà nếu đang sống ở nước khác. Trong đó việc cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm và miễn đóng phí bảo hiểm là 2 nội dung lớn của hiệp ước này. Những quốc gia tham gia ký kết gồm: Canada, Anh, Mỹ, Đức, Trung Quốc, Phần Lan, Nhật Bản, Uzbekistan, Mông Cổ, Hungary, Pháp, Úc, CH. Séc, Ai-len, Bỉ (tổng cộng 16 quốc gia).

Chế đ chi tr toàn phn

Người lao động là người Hàn Quốc hay người nước ngoài thuộc đối tượng nhận trợ cấp lương hưu, cấp dưỡng gia đình, trợ cấp tai nạn sẽ được nhận tiền hưu trí theo luật của Bảo hiểm hưu trí toàn dân. Người lao động nước ngoài đến từ quốc gia không nằm trong hiệp ước bảo trợ xã hội hoặc hiệp ước song phương về bảo hiểm lương hưu sẽ không được chi trả nếu hồi hương. Người lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc theo diện visa E-8 (tu nghiêp) hoặc E-9 (lao động không chuyên), H-2 (tham quan và công tác ngắn hạn) vẫn được chi trả toàn bộ tiền hưu trí khi hồi hương sau ngày 11/5/2007 (nếu có chứng từ chứng minh hồi hương như vé máy bay. Và nộp cho cơ quan có liên quan trước 1 tháng tính từ ngày dự kiến rời khỏi Hàn Quốc)

Quy trình xét duyệt và thanh toán bảo hiểm hưu trí:

  • Kiểm tra có thuộc đối tượng được chi trả không
  • Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết cho việc đăng ký xin chi trả lương hưu toàn phần gồm: Giấy đề nghị thanh toán, hộ chiếu, sổ ngân hàng, vé máy bay (cần chuẩn bị & nộp trước 1 tháng trước ngày hồi hương dự kiến)
  • Tiền hưu trí sẽ được chuyển khoảng trong vòng 01 tuần (nếu là tài khoản ngân hàng trong nước), 01 tháng (nếu là tài khoản ngân hàng ở nước ngoài)
  • Cách tính tiền hưu trí = lương hưu (tiền lương hưu do chủ DN & người LĐ đã đóng) + tiền lời
  • Kiểm tra lương hưu tại địa phương hoặc tại cơ quan quản lý có liên quan

2. Bo him y tế:

Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế có 2 loại là bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm y tế bắt buộc. Bảo hiểm y tế tự nguyện là loại bảo hiểm dành cho người dân địa phương quyết định tham gia đóng bảo hiểm cho cơ quan quản lý trực thuộc tại địa phương. Bảo hiểm y tế bắt buộc là bảo hiểm y tế mà người lao động nước ngoài buộc phải đóng do nằm trong đối tượng tham gia lao động.

Bảo hiểm y tế do người lao động nước ngoài đóng sẽ được kết thúc nếu người lao động hồi hương và rời khỏi Hàn Quốc được hơn 01 tháng trở lên theo giấy thông báo của Cục quản lý xuất nhập cảnh thông báo cho cơ quan quản lý bảo hiểm y tế.

Phí bo him:

5.64% + phí bảo hiểm trợ cấp lâu dài cho người cao tuổi (tùy theo tỷ lệ thỏa thuận giữa DN & người LĐ trong tổng 6.55% phí bảo hiểm mà thông thường là DN 50%, người LĐ 50% trên 6.55% )

Phạm vi bảo trợ của bảo hiểm y tế:

  • Điều trị y khoa: bệnh tật, thương tích, chẩn đoán, chữa trị, phục hồi, sinh nở, tử vong, v.v..
  • Khám bệnh định kỳ: khám tổng quát để phòng ngừa những chứng bện có thể mắc phải 2 năm một lần. Đối với người lao động thông thường thì áp dụng mỗi năm 1 lần khám bệnh tổng quát.

3.      Bo him tht nghi

Là một loại bảo hiểm trong hệ thống bảo đảm an sinh xã hội với mục đích đảm bảo người lao động được tuyển dụng và làm việc lâu dài hoặc kể cả trong trường hợp bị thất nghiệp. Bảo hiểm này gắn bó chặt chẽ với chính sách lao động nhằm ổn định cho người sử dụng lao động và tăng cường năng lực làm việc của người lao động.

Từ ngày 1/10/1998, tất cả doanh nghiệp có sử dụng từ 01 lao động trở lên đều phải tham gia bảo hiểm này.

Đi tượng loi tr

Tùy theo loại hình, quy mô và đặc thù từng ngành, từng doanh nghiệp mà việc quản lý người tham gia bảo hiểm rất phức tạp. Dưới đây là một số ngành nghề loại trừ trong quy định bảo hiểm lao động như sau:

  • Ngành nông lâm ngư nghiệp và đánh bắt có sử dụng thường xuyên từ 04 người lao động trở lên
  • Đối với ngành xây dựng thì tùy thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp và mức doanh thu này được thay đổi hằng năm tùy theo quyết định của Bộ trưởng bộ lao động. Nhưng theo quy định năm 2004 thì doanh thu của một công ty xây dựng dưới 20 triệu won và diện tích thi công dưới 200m2 sẽ được miễn.
  • Ngành nghề kinh doanh dịch vụ cá thể, hộ gia đình.

Người lao động nước ngoài dưới đây có quyền đăng ký bảo hiểm lao động:

  • Người lao động nước ngoài có đủ điều kiện xin việc, người được tuyển dụng ngắn hạn, giáo sư, tu nghiệp sinh, người có đủ điều kiện cư trú.
  • Người nước ngoài nào không nằm trong những đối tượng trên sẽ không được đăng ký bảo hiểm lao động
      • Tiền trợ cấp thất nghiệp:

Tiền trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền định kỳ chu cấp khi người lao động bị thất nghiệp thuộc để giúp người lao động có đủ khả năng tài chính để ổn định cuộc sống và tạo điều kiện để tìm công việc mới trong thời gian thất nghiệp. Tiên trợ cấp bao gồm tiền hỗ trợ giúp tìm việc và phụ cấp xin việc.

      • Cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp:

Tổng tiền trợ cấp = 50% mức lương trung bình trước khi thất nghiệp x số ngày đã định

      • Tổng tiền trợ cấp tối đa 1 ngày là 40,000 won
      • Tiền trợ cấp tối thiểu phải bằng với thu nhấp tối thiểu tính theo giờ

90% tiền lương x 8 tiếng làm việc trong 1 ngày

(Tiền lương tối thiểu tính theo tiếng trong một ngày làm việc thay đổi theo từng năm nên số tiền trợ cấp tối thiểu cũng sẽ thay đổi theo)

      • Thời gian được trợ cấp:
        • Tùy theo độ tuổi và số năm đóng bảo hiểm mà tiền trợ cấp có thể dao động từ tối thiểu 90 ngày cho đến 240 ngày.
      • Quy trình đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp:

Người lao động bị thất nghiệp muốn xin đăng ký nhận trợ cấp cần mang theo CMND đến trung tâm hỗ trợ việc làm điền vào đơn đăng ký tìm việc, đơn xin xét tư cách nhận trợ cấp và nộp lại cho trung tâm. Sau khi trung tâm xem xét người đăng ký thuộc đối tượng được trợ cấp thì người đăng ký sẽ nhận được trợ cấp nhưng trong vòng 1~4 tuần, người đăng ký cũng phải ghi tên vào danh sách tuyển dụng của trung tâm tuyển dụng lao động và thông báo cho trung tâm biết tình hình tìm việc kế tiếp như thế nào. Vì tiền trợ cấp chỉ được cấp trong vòng 12 tháng nên ngay khi thất nghiệp, người lao động phải khai báo ngay, nếu trong thời gian nhận trợ cấp mà người lao động đã tìm được công việc mới thì phải báo cáo ngay lập tức cho trung tâm.

Website : www.ei.go.kr (tiếng hàn)

Cần tham khảo qua cách tính tiền trợ cấp thất nghiệp tại đây.

7. Bo him bi thường thit hi lao đng

      • Đây là bảo hiểm bắt buộc mà nhà nước có trách nhiệm bồi thường để đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình của người đó. Theo luật lao động, nhà nước sẽ thu tiền bảo hiểm này từ doanh nghiệp sử dụng lao động theo mức phí bảo hiểm quy định và thay mặt doanh nghiệp thanh toán bảo hiểm cho người lao động đang chịu thiệt hại. Bảo hiểm bồi thường thiệt hai hay tai nạn bao gồm bệnh do lao động, làm thêm hoặc căng thẳng do công việc. Tiền bồi thường sẽ được cấp cho người lao động bị thiệt hại và gia đình của người đó nếu bị tử vong.
      • Đối tượng và quy trình đăng ký:

Từ ngày 01/07/2000, DN nào có từ 1 người lao động làm việc trở lên đều phải tham gia bảo hiểm bồi thường thiệt hại lao động cho người lao động.

Đối tượng loại trừ:

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp (trừ ngành mộc), ngư nghiệp, đánh bắt trồng trọt sử dụng dưới 5 lao động (nếu từ 5 lao động trở lên thì sẽ phải tham gia bảo hiểm theo quy định)

+ Người thi công xây dựng không có giấy phép xây dưng riêng hoặc đơn vị thi công thực hiện dự án xây dựng nhỏ có diện tích thi công dưới 330m2

+ Hộ kinh doanh cá thể. 

8  Đi vi người lao đng nước ngoài:

Người lao động nước ngoài có ký kết hợp đồng lao động với chủ doanh nghiệp và đang làm việc tại doanh nghiệp với mức thu nhập cố định sẽ được quan tâm như lao động người Hàn Quốc. Doanh nghiệp nào có tham gia bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho người lao động thì người lao động nước ngoài tại doanh nghiệp đó cũng tự động được bảo hiểm chung.

Quy trình đăng ký:

      • Để phân biệt từng biến cố bồi thường thiệt hại do tai nạn nghề nghiệp nên người lao động không chỉ khai báo lên Công đoàn phúc lợi lao động mà phải có giấy xác nhận và giấy đề nghị có nêu ý kiến cụ thể của chủ doanh nghiệp là người sử dụng lao động.
      • Sau khi nhận được đơn đăng ký, công đoàn sẽ tiến hành điều tra chi tiết với người lao động bị thiệt hại và với cả chủ doanh nghiệp. Nhân viên điều tra có quyền yêu cầu thêm một số hồ sơ, thủ tục cần thiết khác. Sau khi điều tra đầy đủ, công đoàn sẽ ra quyết định người lao động có thuộc đối tượng được bảo hiểm hay không.
      • Trong trường hợp người lao động bị thiệt mạng, người thân hay gia đình của người thiệt mạng đăng ký chi phí bồi thường và chi phí hậu sự.

☞ Một số cơ quan bảo hiểm chính:

    • 국민연금관리공단
      www.nps.or.kr [한/영/중]
      Tel. 1355국민건강보험공단
      www.nhic.or.kr [한/영]
      Tel. 1577-1000건강보험심사평가원
      www.hira.or.kr [한/영]
      Tel. 1644-2000근로복지공단
      http://www.kcomwel.or.kr[한/영]
      Tel.1588-0075KT(EDI)
      www.ktedi.com [한/영]
      Tel.080-318-5306고용보험(EDI)
      www.ei.go.kr [한]
      Tel.02-2629-7002

사회보험 정보시스템
www.4insure.or.kr [한/영/중]
Tel.02-2240-1153~4

­

Comments

comments